HƯỚNG DẪN XIN VISA ANH QUỐC 2019

ANH QUỐC: HƯỚNG DẪN THỊ THỰC/VISA

VISA

Trước khi bắt đầu sang Anh du học, bạn cần chuẩn bị đầy đủ một số giấy tờ. Trong 2 năm vừa qua, luật đã có nhiều thay đổi liên quan đến quá trình xét tuyển visa học sinh sinh viên và ai cũng nhận thấy một vài quy định xin visa Anh trở nên khá ngặt nghèo. Để hiểu rõ các vấn đề này, chúng tôi đã chuyển những thắc mắc đến Hateem Ali. Hateem Ali là chuyên gia về luật nhập cư và năm ngoái đã đã tham gia Ngày hội sinh viên quốc tế do chúng tôi tổ chức với tư cách chuyên gia tư vấn visa. 

H: Có những loại visa nào và loại nào tôi cần xin?

Đ: Căn bản có 4 loại visa liên quan đến sinh viên. Mỗi loại có mặt lợi và mặt bất lợi của nó/

Trong 4 loại visa, loại phổ biến nhất là visa sinh viên trưởng thành nằm trong nhóm 4 của hệ thống tính điểm. Loại visa này áp dụng cho tất cả sinh viên trên 18 tuổi quyết định học tại Anh theo hệ chính quy. Đây là loại visa phù hợp với sinh viên trưởng thành nhận được chấp thuận nhập học từ một cơ sở giáo dục Anh cho các khóa toàn thời gian. Các câu hỏi và câu trả lời sau đây phần lớn liên quan đến nhóm sinh viên trưởng thành.

Đối với học sinh nhỏ tuổi ( dưới 18), có loại visa học sinh chưa trưởng thành dành cho học sinh tham gia khóa GCSE và A-level hay các chương trình tương đương.

Ngoài visa nhóm 4, cũng có loại visa sinh viên tiềm năng. Đây là loại visa cho phép sinh viên tới Anh với mục đích tìm kiếm các trường đại học, thăm quan khu học xá và tham gia phỏng vấn nhập học. Visa loại này không cho phép bạn nhập học. Lợi thế của việc bước chân tới Anh với loại visa này là bạn có thể chắc chắn với lựa chọn giáo dục của mình trước khi bạn chính thức tham gia khóa học.

Khi đã tìm được khóa học và nhận được thư mời nhập học, bạn có thể chuyển sang visa Sinh Viên Trưởng Thành nhóm 4 khi đang ở Anh mà không phải xuất cảnh trước rồi mới xác nhận lời mời học.

Đối với sinh viên tham gia các khóa học ngắn hơn 6 tháng, và không thuộc nhóm 4, có loại visa Sinh Viên thăm quan. Loại visa này cho phép sinh viên sử dụng các quyền lợi như một khách du lịch nhưng vẫn được liệt kê dưới dạng sinh viên tham gia khóa học ngắn hạn dưới 6 tháng. Mặt bất lợi của visa này là nó không có khả năng gia hạn khi bạn đang ở Anh. Người được cấp visa cần quay về nước sở tại và xin visa mới nếu họ có nhu cầu tiếp tục học sau 6 tháng.

H: Trong bối cảnh hiện tại khi sinh viên Anh bị tăng học phí, sinh viên quốc tế có nên chuẩn bị tinh thần cho việc học phí của mình cũng sẽ tăng thời gian tới?

Đ: Khoản học phí mà sinh viên Anh đang phải trả là một vấn đề tranh cãi. Rất nhiều thanh niên đã tham gia biểu tình trên đường phố London về vấn đề này. Tôi không thể không suy nghĩ những người biểu tình này nghĩ gì khi nhưng sinh viên quốc tế chăm chỉ đang ngồi cạnh họ trong cùng một giảng đường đang phải trả gần gấp 3 học phí cho cùng một khóa học.

Tất nhiên rất khó để nhận định liệu tiền học có tăng lên sắp tới hay không. Hiện tại có ý kiến cho rằng trường đại học sẽ giữ nguyên học phí. Về mặt căn bản, giá tiền mà sinh viên quốc tế và sinh viên trong nước phải trả là ngang nhau, chỉ là khác ở điểm sinh viên trong nước giờ phải trả phần trước kia chính phủ trả giùm họ.

Một số nhà nhận định mang tính thời vụ cho rằng việc trường đại học làm quen với việc họ nhận nhiều doanh thu trực tiếp từ sinh viên sẽ khiến họ xem xét lại và tính toán phức tạp hơn khi đưa ra mức học phí. Những khóa học có nhu cầu cao dựa vào danh tiếng có sẵn của đơn vị giáo dục sẽ có khả năng tăng giá. Ngay cả danh tiếng và khả năng chuyên môn của giảng viên cũng có thể được tính toán khi xây dựng mưc học phí, như cái cách mà các trường đại học Mỹ đang làm. Sinh viên cũng nên tiên liệu trước việc học phí tăng đối với các khóa học được ưa thích của nhưng nhà tuyển dụng danh tiếng.

H: Loại thông tin tài chính nào tôi cần cung cấp khi xin visa du học Anh? Tôi có cần chứng minh khả năng tài chính đảm bảo học phí và sinh hoạt phí để được chấp nhận visa?

Đ: Cục Biên Phòng Anh sẽ đòi hỏi bạn cung cấp thông tin về một mức tiền cụ thể trong tài khoản ngân hàng trước khi bạn được cấp visa đến UK hay gia hạn visa sinh viên.

Số tiền cụ thể là tổng của hai phần: phần đầu là tiền học năm đầu và phần 2 là số tiền là Cục Biên Phòng Anh dự trù nhu cầu sinh hoạt của bạn.

Phần học phí năm đầu cần chứng minh là tổng học phí năm đầu trừ đi phần tiền đã nộp cho trường học. Con số này cần được xác minh bởi trường bạn đăng kí và được ghi sẵn trong form đăng ký.

Phần sinh hoạt phí được xác định bởi Cục Biên Phòng Anh. Số tiền này dựa trên độ dài khóa học, địa điểm học và việc sinh viên đã ở UK học tập trước đó hay chưa. Những dữ liệu này khá phức tạp và bảng biểu liệt kê có thể tìm thấy trên website của Cục Biên Phòng.

H: Đâu là nhưng lý do phổ biến nhất cho việc từ chối visa?

Đ: Lý do thông thường nhất là việc sinh viên không chứng minh được tài chính. Thường thì họ có đủ số tiền nhưng số tiền không được thể hiện đúng chuẩn đưa ra hoặc không đủ các giấy tờ chứng minh cần thiết.

Những yêu cầu chứng minh này không làm qua loa được. Đôi khi sinh viên tin rằng chỉ cần họ đưa ra bản sao kê tài khoản ngân hàng của một người họ hàng giàu có là đủ. Cách chứng minh này không có hiệu lực. Điều quan trong là sinh viên cần đọc kĩ càng danh sách các giấy tờ được chấp thuận và chỉ trình nộp các giấy tờ này mà thôi.

H: Có phải tất cả ứng viên xin visa đều cần đạt cùng một mức yêu cầu về Tiếng Anh? Trong trường hợp sinh viên đến từ một nước thuộc khối thịnh vượng chung, nơi tiếng Anh được sử dụng rộng rãi có sự khác biệt nào không?

Đ: Nếu bạn tham gia một khóa chuẩn bị hoặc bạn là sinh viên được Chính Phủ tài trợ tham gia một khóa tiếng Anh, thì không cần các yêu cầu tiếng Anh.

Sinh viên từ một vài quốc gia cụ thể sau đây không cần chứng minh khả năng tiếng anh. Đơn giản chỉ cần xuất trình hộ chiếu trong quá trình xin visa là đủ.
Danh sách các quốc gia này như sau:

Antigua và Barbuda
Úc
Bahamas
Barbados
Belize
Canada
Dominica
Grenada;
Guyana;
Jamaica;
New Zealand;
St Kitts and Nevis;
St Lucia;
St Vincent và Grenadines;
Trinidad và Tobago;
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Như bạn thấy, danh sách các quốc gia này không phải là danh sách Khối Thịnh Vượng chung ( mặc dù có một số nước thuộc Khối này có mặt trong danh sách). Đây là danh sách do Cục Biên Phòng Anh đưa ra. Cục Biên Phòng tin rằng Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia này vì vậy sinh viên có quốc tịch từ các nước này không cần chứng minh khả năng Tiếng Anh. Làm ơn để ý rằng danh sách này không có Nam Phi như người ta vẫn thường nhầm tưởng.

Nếu bạn không có quốc tịch từ những nước nêu trên, bạn cần chứng minh trình độ tiếng Anh của mình ( mức tối thiểu là 5 điểm IELTS). Tuy vậy, mỗi cơ sở giáo dục có thể sẽ đòi hỏi bạn mức cao hơn và bạn cần hỏi về vấn đề này.

H: Có thể rời Anh Quốc và trở lại trước khi visa hết hạn hay không? Và visa Anh có thể giúp tôi du lịch những nơi khác thuộc châu Âu hay không?

Đ: Visa sinh viên cho phép bạn đi và về Anh Quốc mà không có bất cứ hạn chế nào. Tuy vậy nếu bạn đi lại quá nhiều, không giống như bạn đang đi học toàn thời gian, nhân viên xuất nhập cảnh tại sân bay có thể đặt dấu hỏi việc bạn có thực sự tham gia khóa học hay không. Trong trường hợp này, họ có thể yêu cầu bạn xuất trình thư xác nhận từ trường học về việc bạn thực sự đi học và mức điểm danh của bạn được chấp nhận. Sinh viên cũng nên lưu ý sắp xếp kế hoạch đi lại phù hợp với thời khóa biểu đi học.

Visa Anh tự nó không cho phép bạn du lịch châu Âu mà bạn cần xin visa Schengen. Visa này có thể xin tại các sứ quán tại Anh của các nước bạn có nhu cầu đến. Mang visa Anh đến đại sứ quán để chứng minh rằng bạn sẽ không ở lại quá hạn ở châu Âu vì cần quay trở về Anh tham gia khóa học.

H: Có hay không việc tồn tại một hạn mức nhất định cho việc cấp visa sinh viên quốc tế? Việc này sẽ ảnh hưởng thế nào đến quá trình nộp đơn và khả năng được chấp nhận?

Đ: Mặc dù chính phủ không ghi rõ trong luật, chúng tôi không tin rằng có hạn mức nào đó. Nhưng có khả năng rằng chính phủ sẽ tìm cách giảm số lượng sinh viên quốc tế bằng cách tăng chỉ tiêu xét duyệt. Cụ thể, chính phủ đã giảm số lượng trường và khóa học đăng kí và nâng cao tiêu chuẩn tiếng Anh đòi hỏi.

Nếu bạn là một sinh viên xuất sắc đang học tại những cơ sở danh tiếng, bạn không cần thiết phải lo lắng về các vấn đề này.

H: Nếu tôi muốn thay đổi khóa học hoặc trường học trong lúc đang ở Anh, tôi có cần visa mới không?

Đ: Giả sử bạn đã được visa nhóm 4 hoặc đã đăng kí xin visa nhóm 4 sau tháng 10/2009, bạn có thể thay đổi khóa học hoặc trường học. Thông thường bạn cần làm lại đơn đăng ký nhập cảnh với Cục Biên Phòng Anh Quốc khi thay đổi trường học. Việc này có thể làm tại Anh mà không cần trở về nước, nhưng thủ tục này khá phức tạp.

H: Visa có khả năng được gia hạn bao nhiêu lần? Liệu lần gia hạn sau có cần trùng một phần thời gian với lần cấp trước hay không? Và việc này ảnh hưởng thế nào đến quyền hạn tôi được cho phép đi làm và đi học trong quá trình nộp đơn và chờ kết quả gia hạn?

Đ: Visa sinh viên có thể được gia hạn tối đa 3 lần cho những khóa học dưới đại học và không có giới hạn cấp mới cho các khóa học đại học và trên đại học.

Nếu đơn xin cấp visa được nộp khi bạn ở Anh, bạn cần chắc chắn nộp đơn trước khi visa cũ hết hạn. Trong trường hợp này, bạn vẫn tiếp tục học tập và làm việc khi đơn xin gia hạn đang trong quá trình xét duyệt.

Nếu bạn nộp đơn trễ, bạn cần phải dừng việc đi làm trong thời gian xét duyệt nhưng vẫn có thể tiếp tục học khi bạn đang chờ kết quả.

Đơn xin gia hạn cần được nộp đúng hạn, nếu không Cục Biên Phòng Anh có thể từ chối đơn của bạn mà bạn không có quyền thắc mắc.

H: Việc xin lại visa hàng năm gây nhiều mệt mỏi và căng thẳng. Nếu đơn xin gia hạn của tôi bị từ chối, điều đó có nghĩa rằng tôi không thể học tiếp không? Có khả năng nào xin visa một lần cho toàn bộ thời gian học hay không, thay vì xin từng năm một?

Đ: Nếu bạn bị từ chối gia hạn và bạn có quyền kháng cáo ( bạn có quyền này khi bạn nộp đơn gia hạn trước khi visa cũ hết hạn), thì miễn là bạn sử dụng quyền kháng cáo, bạn có thể tiếp tục học tập và làm việc cho đến khi kháng cáo của bạn được nhìn nhận và giải quyết.

Từ khi bắt đầu visa nhóm 4, Cục Biên Phòng Anh đã có chính sách xét duyệt visa cho toàn bộ khóa học ( cộng thêm một vài tháng dựa trên độ dài và loại khóa học) vì thế nhu cầu xin cấp lại visa sẽ giảm xuống.

H: Có tin đồn rằng visa làm việc sau khi học ( Post study work visa _PSW) sẽ bị thay đổi. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến số giờ sinh viên được làm việc cũng như lệ phí và mức độ phổ biến của loại visa này?

Đ: Tại thời điểm của cuộc phỏng vấn này, visa làm việc sau khi học vẫn chưa có thay đổi, mặc dù vậy chính phủ đang bắt đầu xem xét lại hệ thống tính điểm các loại visa. Có khả năng răng, visa làm việc sau khi học cũng như các loại visa khác, sẽ liên tục thay đổi về lệ phí không kể đến số lượng phỏng vấn cần thiết. Chúng tôi luôn khuyên sinh viên nên đọc kỹ form đăng kí cập nhật nhất để biết lệ phí đang được áp dụng.

Visa làm việc sau khi học có khả năng sẽ thay đổi hoặc loại bỏ. Nếu nó tiếp tục, khó có khả năng số giờ lưu học sinh có thể làm việc sẽ bị thay đổi hoặc giảm bớt vì nó đi ngược lại mục đích của loại visa này.

H: Tôi có thể tìm thêm thông tin ở đâu?

Đ: bạn có thể ghé qua website của Cục Biên Phòng Anh Quốc tại:
ukborderagency.homeoffice.gov.uk

Hateem Ali là trưởng bộ phận chuyên gia tư vấn sinh viên tại công ty luật nhập cư Westkin Associates, đặt trụ sở tại London. Hateem được biết đến như người đặt ra chuẩn mực trong ngành bằng việc đại diện và cố gắng tư vấn ông cung cấp cho sinh viên. Ông thường diễn giảng về các ví dụ nhập cư liên quan đến sinh viên và các ví dụ khác sử dụng hệ thống tính điểm cũng như những tiến bộ trong luật nhập cư.

Nguồn: Hotcourses

Muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên lạc với: Công ty TNHH tư vấn Du học Quốc tế Greatlink

Hotline: 0936.77.33.86 / 0868.81.79.81

Email: thienhuong1981@gmail.com    Hoặc: huongnguyen@greatlink.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0868 81 79 81