THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HÀN QUỐC

     I- CÁC VẤN ĐỀ CHUNG:

– Tên nước:  Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc. Tên chính thức tiếng Anh là Republic of Korea. (không gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên, Cộng hòa Triều Tiên).

– Thủ đô:  Xơ Un (Seoul), dân số 10,42 triệu người (12/2007).

– Thành phố lớn: Busan, Taegu, Taejon, Kwangju, Inchon, Ulsan.

– Vị trí địa lý:  Ở phía Nam Bán đảo Triều Tiên; Đông, Tây, Nam giáp biển; Bắc giáp Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc vĩ tuyến 38o Bắc.

– Diện tích:  99.392 km2 (toàn bán đảo: 222.154 km2)

– Khí hậu:  Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.

– Dân số:  48,4 triệu người (11/2008).

– Dân tộc:  Chỉ có 1 dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên).

– Tôn giáo:  Phật giáo 10,7 triệu; Tin lành 8,6 triệu; Thiên chúa 5,1 triệu; Nho giáo 104 nghìn…. (2005).

– Ngôn ngữ:  Tiếng Hàn Quốc (một tiếng nói, một chữ viết).

– Tiền tệ:  Đồng Won.

– Quốc khánh: 

  • Ngày 03/10/2333 trước Công nguyên: Ngày Lập quốc, còn gọi là Lễ Khai thiên. Cơ quan đại diện ở ngoài nước tổ chức chiêu đãi.
  • Ngày 15/8/1945: Ngày Giải phóng (của Bán đảo Triều Tiên khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản). Tổ chức mít tinh kỷ niệm long trọng, Tổng thống đọc diễn văn. Lãnh đạo các nước gửi điện mừng.
  • Ngày 15/8/1948: Thành lập Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc.

– Lãnh đạo chủ chốt hiện nay:

  • Tổng thống: Li Miêng Bắc (Lee Myung Bak), từ 25/2/2008.
  • Thủ tướng: Han Sưng Su (Han Seung Soo), từ 29/2/2008.
  • Chủ tịch Quốc hội: Kim Hiêng Ô (Kim Hyong O), từ 10/7/2008.
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại: Yu Miêng Hoan (Yu Myung Hwan), từ 29/2/2008. 

     II- KHÁI QUÁT LỊCH SỬ, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI:

     1. Lịch sử

     Dân tộc Triều Tiên có khoảng 5.000 năm lịch sử.  Năm 2333 trước Công nguyên, nước Cổ Triều Tiên (Ko Choson) ra đời, bao gồm cả vùng Mãn Châu, Hoa Đông (nay thuộc Trung Quốc) và Bán đảo Triều Tiên. Nhà nước này tồn tại khoảng 1.000 năm, liên tiếp bị nhà Chu, nhà Hán (Trung Quốc) xâm lược.

     Từ năm 57 trước Công nguyên, ba nhà nước phong kiến mới lần lượt hình thành là Koguryo (bao gồm phía Bắc Bán đảo và vùng Mãn Châu, Trung Quốc), Paekche và Shilla (phía Nam Bán đảo), còn được gọi là thời kỳ Tam quốc. Năm 668, Shilla thôn tính Kokuryo và Paekche, lập nên triều đại Shilla thống nhất bán đảo, kéo dài gần 3 thế kỷ (668-918). Từ 918-1392, vua Wang Kon lập ra nước Koryo (Cao Ly, nhà Vương), lấy Thủ đô là Kaeseong. Từ 1392-1910, vua Ly Song Gye lập ra nước Choson (Triều Tiên, nhà Lý), rời đô về Xơ Un (1394), vua Sejong (triều vua thứ tư) đã sáng tạo ra bảng chữ cái mà ngày nay vẫn đang dùng.

     Năm 1910, Nhật Bản thôn tính Bán đảo Triều Tiên. Năm 1945, Bán đảo Triều Tiên được giải phóng và bị chia cắt, hình thành hai nhà nước theo hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau lấy vĩ tuyến 38o Bắc làm ranh giới: phía Nam là Đại Hàn Dân Quốc (thường gọi là Hàn Quốc, tên tiếng Anh là Republic of Korea) và phía Bắc là CHDCND Triều Tiên (tên thường gọi là Triều Tiên, tên tiếng Anh là Democratic People’s Republic of Korea).

     Ngày 25/4/1950 nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên, lúc đầu là giữa hai miền Triều Tiên và sau đó là sự tham chiến của quân đội Mỹ và một số lực lượng đồng minh, rồi đến sự tham chiến của quân đội Trung Quốc. Chiến tranh kết thúc năm 1953; Mỹ và CHDCND Triều Tiên ký Hiệp định đình chiến.

     2. Đất nước, con người

        a) Văn hóa – xã hội:

     – Trước đây, Hàn Quốc là một đất nước chỉ có một dân tộc, một tiếng nói. Tuy nhiên, yếu tố này đang có nhiều thay đổi do Hàn Quốc ngày càng hội nhập quốc tế. Hàn Quốc đang chuyển sang xã hội “đa dân tộc, đa văn hóa”. Tính đến tháng 5/2008, tại Hàn Quốc có gần 900 nghìn người nước ngoài sinh sống: lao động là 437,7 nghìn người; người kết hôn với người Hàn Quốc là 144,3 nghìn, đại đa số là phụ nữ, trong đó 58% là người Trung Quốc, 22,2% đến từ Đông Nam Á, 40% trường hợp đàn ông nông thôn Hàn Quốc kết hôn gần đây là lấy người nước ngoài.

     – Do chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, người Hàn Quốc rất coi trọng lễ nghĩa, trật tự trên dưới. Đặc biệt, rất coi trọng các mối quan hệ huyết thống, đồng môn, đồng hương. Giới trẻ Hàn Quốc ngày nay có xu hướng ưu chuộng văn hóa Mỹ, Nhật…

     – Hàn Quốc có nền điện ảnh, âm nhạc và thời trang tương đối phát triển tại châu Á. Văn hóa Hàn Quốc đang được du nhập mạnh vào nhiều nước châu Á với tên gọi “làn sóng văn hóa Hàn”.

     – Đặc trưng của các món ăn Hàn Quốc là cay và mặn. Món ăn nổi tiếng là Kim-chi (các loại rau muối thường với ớt), thịt nướng (thịt ba chỉ, thịt bò), miến lạnh…

        b) Danh lam-thắng cảnh:

     Hàn Quốc có nhiều di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới như:

  • Cung Chang-đớc (Cung Xương Đức): hoàn thành năm 1405 và tháng 12/1997 được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
  • Thành Su-uân Hoa-sơng (Thuỷ Nguyên Hoa Thành): hoàn thành năm 1796 và tháng 12/1997 được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
  • Am Sớc-kun (Thạch Quật Am) – Chùa Bun-kuc (Phật Quốc Tự): hoàn thành năm 774 và được UNESCO công nhận tháng 12/1995.
  • Kho kinh tự chùa He-in (Hải Ấn Tự Tàng Kinh Bản Điện): hoàn thành vào thế kỷ 13 và được UNESCO công nhận tháng 12/1995.
  • Tông Miếu (thời Chosun): hoàn thành năm 1394 và được UNESCO công nhận tháng 12/1995.
  • Cố đô Kiơng-chu (Khánh Châu)-thuộc triều đại Shilla (57 trước CN – sau CN 935), được UNESCO công nhận tháng 12/2000.
  • Núi lửa ngừng hoạt động Ha-na (Hán La) và Đỉnh Sơn-san-in-chun-bông (Thành Sơn Nhật Xuất Phong), Động nhũ đá tại đảo Chê-chu (Tế Châu) được UNESCO công nhận tháng 6/2007. 

     Ngoài ra, Hàn Quốc có một số địa danh đáng chú ý khác như: Suối Châng-kiê (Thanh Khê Xuyên), sông Hàn, chợ “Cửa Nam” (Namdaemun) và chợ “Cửa Đông” (Dongdaemun) tại Xơ-un; Công viên giải trí Everland và Làng văn hóa dân tộc tại Yông-in (cách Xơ-un khoảng 50 km), đảo du lịch Chê-chu (đây là tỉnh tự trị đặc biệt, du khách nước ngoài nhập cảnh không cần thị thực); thành phố biển Bu-san…    

     III- CHÍNH TRỊ:

     1. Thể chế nhà nước: Hiến pháp Hàn Quốc ban hành lần đầu tiên ngày 17/7/1948 quy định Hàn Quốc theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập. Quốc hội và Tổng thống do dân bầu trực tiếp, Thủ tướng và Chánh án Toà án tối cao do Tổng thống chỉ định và Quốc hội thông qua (trong vòng 20 ngày).

     Sau khi thành lập, các tướng lĩnh quân sự lần lượt nắm quyền lãnh đạo đất nước. Ngày 25/02/1993, lần đầu tiên nhân vật dân sự Kim Yêng Sam (Kim Young Sam) lên làm Tổng thống Hàn Quốc, bắt đầu thời kỳ chính phủ dân sự tại Hàn Quốc.

     – Hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp và chỉ được giữ một nhiệm kỳ 5 năm. Ngày 19/12/2007, ứng cử viên Đảng Đại Dân tộc (GNP) Li Miêng Bac đã đắc cử Tổng thống thứ 17 với tỉ lệ 48,7%, cao nhất trong lịch sử và chính thức nhậm chức ngày 25/2/2008.

     – Lập pháp: Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Quốc hội Hàn Quốc chỉ có một viện, gồm 299 ghế. Nghị sỹ Quốc hội Hàn Quốc được bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu phổ thông, có nhiệm kỳ 04 năm. Tháng 4/2008, Hàn Quốc đã tiến hành bầu Quốc hội khóa 17, Đảng Đại Dân tộc hiện là đảng cầm quyền.

     – Tư pháp: Hàn Quốc thực hiện chế độ tư pháp ba cấp gồm Toà án Tối cao, ba toà Thượng thẩm và các Toà án Quận ở các thành phố lớn. Toà án Tối cao xem xét và thông qua những quyết định cuối cùng, các kháng cáo đối với quyết định của các Toà Thượng thẩm. Quyết định của Toà án Tối cao là cuối cùng.

     2. Các đảng phái chính trị hiện nay:

Tên Đảng Số ghế tại Quốc hội (15/5/2009)
Đảng cầm quyền Đại dân tộc 170 (57%)
Dân chủ 84 (28%)
Tân tiến và Sáng tạo 20
Dân chủ Lao động 5
Liên minh thân Pac Kưn Hê 5
Hàn Quốc sáng tạo 1
Tiến bộ tân đảng 1
Không đảng phái 10
  Tổng số: 299

     IV- KINH TẾ:

     Mặc dù xuất phát từ nước nghèo tài nguyên, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, nhưng qua hơn 1/4 thế kỷ, Hàn Quốc đã thực hiện thành công công nghiệp hoá, trở thành một nước công nghiệp phát triển mới (NICs) và được gọi là “Kỳ tích sông Hàn”. Trong giai đoạn 1962-1992, Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9%. Năm 1996, Hàn Quốc là nước thứ hai ở Châu Á (sau Nhật Bản) gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

     Hàn Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 13 thế giới. Năm 2008, GDP bình quân đầu người đạt 20.000 USD, kim ngạch thương mại đạt trên 857 tỷ USD (xuất khẩu 422 tỷ USD và nhập khẩu trên 435 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 2,5%. Dự trữ ngoại tệ tại thời điểm cuối tháng 5/2009 đạt 267,7 tỷ USD. Các ngành công nghiệp chủ chốt của Hàn Quốc là: đóng tàu, luyện thép, điện tử, công nghệ thông tin, ô tô… Các đối tác kinh tế quan trọng của Hàn Quốc là Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản. Chính quyền hiện nay đặt mục tiêu kinh tế 7.4.7 ( tốc độ tăng trưởng 7%, GDP bình quân đầu người 40 nghìn USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới).

III. KHÍ HẬU HÀN QUỐC

Hàn Quốc là quốc gia có khí hậu ôn đới gió mùa có 4 mùa rõ rệt, mùa hè oi nóng( nhiệt độ khoảng 25 đến 26 oC ), mùa đông thì lạnh có khi xuống dưới 0oC  va có tuyết rơi ở các vùng núi. Bên cạnh đó Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên đã tạo nên một Hàn Quốc có phong cảnh hữu tình: có sông, có biển, có thung lũng và núi cao…..  làm say đắm lòng người.

IV. HỆ THỐNG GIÁO DỤC TẠI HÀN

Cũng như ở Việt Nam tại Hàn Quốc cũng có 3 bậc học  là tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Hãy xem nền giáo dục tại đây có những quy định nào khác so với Việt Nam.

Hệ thống trường học hiện đại ở Hàn Quốc gồm sáu năm tiểu học, ba năm trung học cơ sở và ba năm trung học phổ thông. Học sinh bắt buộc phải học tiểu học và trung học cơ sở nhưng không phải trả chi phí giáo dục, ngoại trừ một khoản phí nhỏ gọi là “Phí hỗ trợ hoạt động của nhà trường”. Khoản phí này khác nhau tùy theo từng trường học. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế – do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới (OECD) khởi xướng và chỉ đạo – hiện đang xếp hạng giáo dục khoa học của Hàn Quốc tốt thứ ba trên thế giới và cao hơn mức trung bình của OECD. Hàn Quốc cũng xếp thứ hai về toán học và văn học, đứng nhất về giải quyết vấn đề.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên lạc với

Công ty TNHH Tư vấn du học Quốc tế Greatlink

Hotline: 0936.77.33.86/0868.81.79.81

Email: thienhuong1981@gmail.com HOẶC huongnguyen@greatlink.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0868 81 79 81