Kiếm việc làm thêm là một hình thức khá phổ biến đối
với sinh viên quốc tế đặc biệt đối với các bạn du học sinh đi Úc thì luôn muốn
tìm một công việc làm thêm để trang trải một phần học phí cũng hoặc chi phí
sinh hoạt. Vậy các bạn đã nắm rõ được các quy định của chính phủ hay các quyền
lợi của mình chưa, chúng ta cùng đọc qua bài viết Kinh nghiệm xin việc làm thêm
tại Úc để hiểu rõ hơn nhé!
1.Quy định về việc làm thêm tại Úc cho sinh viên quốc tế
Chính phủ Úc quy định rằng sinh viên quốc tế tại Úc dưới 18 tuổi thì sẽ không được đi làm thêm do bạn chưa đủ tuổi lao động, nếu bạn cố tình đi làm thì ngay cả bạn hoặc chủ thuê bạn sẽ bị phạt.
Sinh viên trên 18 tuổi sẽ được đi làm thêm tối đa 40 giờ/2 tuần. Tính theo trung bình, sinh viên được đi làm 20 giờ/tuần để đảm bảo sức khỏe và kết quả học tập cho sinh trong thời gian học tập. Ngoài ra, trong các kỳ nghỉ lễ, nghỉ hè sinh viên được phép làm full time.
Để được đi làm thì bạn cần đạt những tiêu chí sau:
- Khi khóa học của bạn bắt đầu bạn mới được phép đi làm thêm
- Bạn cần đảm bảo visa của mình được phép làm việc và giá trị visa của bạn vẫn còn.
Với trường hợp vợ hoặc chồng đi cùng thì quyền làm thêm như các du học sinh khác theo quy định đã nêu ở trên, thời gian làm việc của người đi cùng phụ thuộc vào bậc học của người kia. Nếu đi học bậc đại học, người đi cùng được đi làm như du học sinh (40h/2 tuần trong thời gian học và 40h/1 tuần trong thời gian nghỉ). Nếu đi học bậc sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ), người đi cùng được làm toàn thời gian (40h/tuần).
Đối với sinh viên học thạc sĩ nghiên cứu và học tiến sĩ thì thời gian làm thêm sẽ là full time. Kể cả đối với trường hợp có vợ chồng đi cùng thì người phụ thuộc cũng được làm thêm giống như người đi học.
2. Quyền lợi của sinh viên khi đi làm thêm tại Úc
Tuy là công việc làm thêm nhưng bạn đều có những quyền lợi riêng biệt và được hưởng quyền lợi như công dân Úc. Mọi cá nhân làm việc tại Úc bao gồm cả sinh viên quốc tế đều được hưởng quyền lao động cơ bản. Những quyền lợi này nhằm đảm bảo bạn không bị bóc lột và phân biệt so với người lao động bản xứ, chẳng hạn bạn sẽ được làm việc trong một môi trường an toàn, được hưởng lương tối, ngày nghỉ phép, và bảo hiểm lao động xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.
Làm thêm nhưng bạn cũng cần đăng ký Mã số thuế (TFN) từ Cục Thuế Úc để đảm bảo bạn không bị thu thuế ở mức cao. Đối với những bạn ở Úc hơn 6 tháng, bạn sẽ được miễn thuế 6.000 AUD đầu tiên của lương đi làm, như những công dân Úc khác. Bạn nên có tài khoản ngân hàng để quá trình nhận lương, trả thuế, và tiền hưu trí cũng sẽ trở nên dễ dàng.
3. Đi làm thêm tại Úc có cần xin work-permit và bảo hiểm không?
Hầu hết sinh viên đi làm thêm không cần xin work permit tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ đi làm thêm liên quan đến health service như chăm sóc trẻ em, trong sóc người lớn tuổi hoặc là những công việc làm tại phòng khám, nha khoa thì sinh viên sẽ được yêu cầu work permit.
Bạn có cần mua bảo hiểm không?
Theo luật của chính phủ Úc bạn không cần mua bảo hiểm để đi làm thêm mà chính chủ lao động của bạn sẽ là người mua bảo hiểm bảo vệ bạn trong trường hợp bạn bị thương tích hay tai nạn nghề nghiệp tại nơi làm việc. Nếu không may có điều bất trắc xảy ra với bạn bên bảo hiểm sẽ chi trả cho việc điều trị y tế hoặc tiền lương của bạn cho đến khi bạn có thể đi làm lại.
4. Làm thêm tại Úc có được hưởng hưu bổng?
Bạn đã nghe thấy đi làm thêm mà được hưởng hưu trí bao giờ chưa? Nghe có vẻ là vô lí nhưng lại hoàn toàn hợp lí. Tại Úc khi bạn đi làm thêm bạn cũng sẽ được hưởng hưu trí hay chính xác hơn là hưu bổng.
Hưu bổng hay được gọi là “Superannuation” đây là chế độ hưu bổng bạn được nhận, dù là nhân viên bán thời gian thì cũng sẽ có những công ty đóng góp ít nhất 9,5% thu nhập của bạn vào quỹ hưu trí. Khi bạn về nước bạn có thể lấy lại khoản tiền này và mang theo về nếu bạn đủ điều kiện. Bạn nên cố gắng tìm các công việc part time chất lượng và đăng ký mã số thuế để được hưởng chế độ này.
5. Các công việc làm thêm phổ biến tại Úc
Một số công việc làm thêm tại Úc phổ biến cho sinh viên bạn có thể tham khảo và tìm việc trong các lĩnh vực sau:–
- Bán lẻ: Sinh viên quốc tế thường tìm tới những tiệm trà sữa, tiệm đồ ăn nhanh (Mc Donalds, KFC…), hay Starbucks xin làm phục vụ, hoặc làm trong quầy. Các vị trí sinh viên có thể đảm nhận là nhân viên bán hàng, xếp đồ, hoặc đóng gói tại bất kỳ loại cửa hàng bán lẻ, đóng gói từ quần áo đến đồ điện tử đây là hình thức khá phổ biến tại Úc. Nơi tuyển dụng bạn có thể là một cửa hàng nhỏ, một chuỗi cửa hàng tiện dụng, và cả các chuỗi siêu thị quy mô.
- Dịch vụ: Một số nơi bạn có thể thử tìm công việc liên quan đến mảng dịch vụ là rạp chiếu phim, nhà hàng, quán bar, khách sạn, và các trung tâm thể dục thể thao. Bạn cũng có thể làm ở trạm xăng, hay tổng đài chăm sóc khách hàng, khảo sát thị trường. Những công việc này có thể yêu cầu bạn phải có một số kinh nghiệm hoặc chứng nhận trước đó. Ví dụ, để làm pha chế tại Úc, bạn buộc phải trải qua một khoá đào tạo xoay quanh vấn đề trách nhiệm với rượu RSA (Responsible Service of Alcohol). Lợi thế là khoá đào tạo này hoàn toàn có thể được hoàn thành trực tuyến để có chứng chỉ làm việc. Mảng công việc này giúp ích rất nhiều cho bạn trong kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng liên quan đến chăm sóc khách hàng.
- Gia sư: Bạn có thể làm gia sư cho các bạn cần sự hỗ trợ trong thời gian bạn học trên trường. Hơn nữa bạn cũng có thể đi dạy tiếng Việt cho trẻ em tại gia đình Việt kiều đang sinh sống tại Úc. Đây có thể nói là công việc thú vị, tương đối gần gũi và đơn giản với các du học sinh Việt Nam. Bạn có thể vừa trau dồi kiến thức và vừa trau dồi khả năng tiếng của mình.
- Làm thời vụ: Bạn có thể làm thêm ở chợ hoặc trở thành nông dân trong các nông trại ở Úc. Đây sẽ là trải nghiệm công việc tuyệt vời nếu bạn muốn khám phá tự nhiên và cuộc sống thanh bình tại những vùng quê của nước Úc. Công việc chủ yếu của bạn là thu hoạch nông sản, phân loại thực phẩm và bán chúng tại các khu chợ. Vào dịp nghỉ hè, bạn có thể làm full thời gian với nhiều loại nông sản có thể thu hoạch. Bạn hoàn toàn có thể kiếm được một khoản kha khá để trang trải học phí và sinh hoạt cơ bản trong năm học tiếp theo.
- Việc làm thêm gắn liền với ngành học: Bạn cũng có thể kiếm được việc làm ngay trong khu học xá hoặc các doanh nghiệp, cơ quan địa phương. Chẳng hạn, nếu bạn là sinh viên truyền thông có thể làm việc bán thời gian tại đài truyền hình hoặc đài phát thanh địa phương, hay sinh viên ngành luật có thể xin vào bộ phận cố vấn luật pháp cho sinh viên quốc tế về các vấn đề thị thực, đăng ký thẻ cư trú. Tất nhiên là những công việc này có số lượng ít và tỉ lệ cạnh tranh cũng cao hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể xin việc tại các công ty đang ứng tuyển vị trí part time liên quan đến ngành học của bạn.
6. Những lợi ích khi đi làm thêm tại Úc
- Biết cách quản lí thời gian: Bạn sẽ biết cách sắp xếp và đảm bảo thời gian cho việc học, việc làm phù hợp với thời gian của mình. Để đảm bảo công việc làm thêm không ảnh hưởng nhiều đến việc học, sinh viên quốc tế thường có nhu cầu tìm đến những cơ hội việc làm có thời gian phù hợp với lịch học, thuận tiện đi lại với hợp đồng lao động rõ ràng, hợp pháp.
- Nâng cao các kỹ năng mềm: Làm part time giúp bạn tích lũy nên những kinh nghiệm, kỹ năng mềm khác nhau chẳng hạn như xử lý các tình huống trong công việc, giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng cùng những kĩ năng sống.
- Có nhiều kinh nghiệm: Khi bạn ưu tiên chọn làm những công việc có liên quan trực tiếp đến con đường sự nghiệp bạn dự định theo đuổi, bạn sẽ có rất nhiều kinh nghiệm học hỏi, tiếp xúc và làm quen dần với những việc bạn có thể làm trong tương lai. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho năng lực của bạn và làm cho CV của bạn cũng trở nên hấp dẫn hơn.
7. Mức lương tối thiểu
Mức lương khi làm thêm tại Úc của bạn sẽ được chi trả theo từng công việc bạn làm và theo từng vùng bạn sinh sống và học tâp. Các công việc làm thêm hợp pháp sẽ được trả lương tối thiểu đúng quy định (khoảng 17,93 AUD/ giờ).
Có những công việc như bồi bàn tại Sydney hoặc Melbourne có mức lương thấp hơn mức lương trung bình khoảng 14 – 16 AUD/giờ. Nếu bạn sử dụng thành thạo tiếng Anh, bạn có thể thử xin việc khảo sát thị trường qua điện thoại hay khảo sát ngoài trời và bạn làm những công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe mức lương của bạn sẽ rơi vào khoảng 20 – 22 AUD/giờ. Những công việc lương cao thì cũng đòi hỏi tiêu chí tuyển chọn cao.
8. Bạn có thể xin việc ở đâu
- Bạn có thể đến thẳng cửa hàng bán lẻ, siêu thị, hay các nhà hàng hoặc khách sạn… và hỏi quản lý cửa hàng liệu có vị trí nào còn trống mà bạn có thể ứng tuyển và đảm nhận. Trong trường hợp đã không còn vị trí nào bạn có thể để lại sơ yếu lý lịch để họ cân nhắc trong lần tuyển tiếp theo.
- Tìm kiếm trong phần “career” trên trang web của các công ty vị trí còn trống. Rất nhiều du học sinh đã nhận được thông tin về các công việc ngắn hạn khi đăng sơ yếu lý lịch và trực tiếp ứng tuyển vào các công ty theo cách này.
- Tìm đọc các bảng tin thông báo việc làm trong khuôn viên trường và trực tuyến. Trường đại học của bạn cũng sẽ có trung tâm hướng nghiệp, nơi giúp bạn kết nối với nhà tuyển dụng.
- Và cuối cùng cũng là công cụ thông dụng nhất và dễ dàng sử dụng nhất đó là công cụ tìm việc trực tuyến qua các kênh tìm việc phổ biến của Úc, chẳng hạn: Seek, MyCareer, CareerOne, ApplyDirect, và Jora.
Công ty DT và tư vấn Quốc tế Greatlink
Hotline: 0936.77.33.86/0868.81.79.81
Email: thienhuong1981@gmail.com hoặc huongnguyen@greatlink.edu.vn
website: greatlink.edu.vn